Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30%
06/01/2025
admin
Post by admin /31/10/2020
Vốn đầu tư bất động sản công nghiệp đang dồn về phía Bắc và những địa bàn công nghiệp trọng điểm là nơi tiếp nhận làn sóng này.
Trong 10 tháng năm 2020, dòng vốn đầu tư vào bất động sản công nghiệp liên tiếp đổ vào phía Bắc. Chỉ tính riêng phân khúc kho và nhà xưởng, 5 nhà đầu tư từ Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Trung Quốc đã quyết định đầu tư tổng cộng 46,2 triệu USD ở các địa bàn công nghiệp trọng điểm miền Bắc.
Khơi làn sóng này, Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW (Hà Lan) kích hoạt Dự án 18 - Công ty TNHH Phát triển công nghiệp BW Nam Đình Vũ với vốn đăng ký ban đầu 19,91 triệu USD. Dự án được triển khai tại Lô CN4, Khu phi thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng.
Trong hệ sinh thái BW, Dự án 16 - Công ty TNHH Phát triển công nghiệp BW Phú Nghĩa có động thái tăng vốn 2,2 triệu USD để triển khai dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng hóa và xây dựng kho cho thuê tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Trong khi đó, Mass Well Limited (Hồng Kông) nhắm đến Dự án Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình 16 triệu USD tại Khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên. Mục tiêu của Dự án là hoàn thành 59.818 m2 đất và 38.076 m2 nhà xưởng giai đoạn I.
Ở Quảng Ninh, Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam (Hồng Kông) rót 8,4 triệu USD đầu tư xây khu nhà xưởng tiêu chuẩn Texhong Hải Hà số 2 tại Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà, huyện Hải Hà, với tổng diện tích đất sử dụng 39.668 m2 và 41.734,00 m2 diện tích sàn.
Cũng ở Quảng Ninh, Rent-A-Port NV đang triển khai xây dựng 180.000 m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp DEEP C Quảng Ninh. Ông Koen Soenens, Giám đốc kinh doanh và marketing, Khu công nghiệp DEEP C (Hải Phòng) phân trần, ông đặt cược vào làn sóng mở rộng chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Chuyển động đáng chú ý ở phân khúc khu công nghiệp phía Bắc là động thái mới đây của Sumitomo khi ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Hưng Yên về triển khai Dự án Khu công nghiệp Thăng Long giai đoạn III quy mô 180,5 ha, với khoản đầu tư hạ tầng 83 triệu USD.
Sự nhộn nhịp trong đầu tư vào kho và nhà xưởng xuất phát từ nhu cầu bùng nổ ở phân khúc này do sự phát triển mạnh của thương mại điện tử và các công ty logistics kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Kho và nhà xưởng xây sẵn ở phía Bắc khá đắt hàng khi tỷ lệ lấp đầy trên 95%, dù nguồn cung đã tăng trên 20% trong năm qua.
Theo CBRE Hà Nội, đối với đất công nghiệp, trong quý III/2020, tỷ lệ lấp đầy trung bình ở các khu công nghiệp phía Bắc đạt 78%. Riêng các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh có tỷ lệ lấp đầy trung bình cao hơn, khoảng 90%.
Bà Đỗ Vân Anh, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu thị trường và phát triển của CBRE Hà Nội cho biết, phần lớn diện tích đất công nghiệp ở 5 tỉnh, thành phố trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đã có khách thuê. Diện tích khu công nghiệp còn trống chủ yếu nằm tại Hưng Yên và Hải Phòng, đến từ các khu công nghiệp mới hoặc các giai đoạn mới của các khu công nghiệp hiện hữu vừa đi vào hoạt động trong năm nay.
Thị trường tiếp tục chứng kiến sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp từ các nhà đầu tư ngoại và điều này được mở rộng ra các địa phương như Thái Nguyên và Hà Nam.
Bà Đỗ Vân Anh, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu thị trường và phát triển của CBRE Hà Nội
Theo các chuyên gia JLL Việt Nam, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những trung tâm sản xuất bền vững, nên hầu hết chủ đầu tư ở các thị trường phía Bắc đều duy trì lợi thế thương lượng lớn bất chấp khủng hoảng đại dịch. Điều này khiến giá thuê đất công nghiệp lập đỉnh mới 102 USD/m2/chu kỳ thuê trong quý III/2020, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn cũng tăng nhẹ, dao động khoảng 4,1-5,2 USD/m2/tháng trong quý III, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia đánh giá, giá thuê bất động sản công nghiệp ở phía Bắc khó có khả năng leo cao hơn bởi triển vọng nguồn cung đang tốt lên. Covid-19 có thể tạm thời làm gián đoạn đầu tư tại Việt Nam, nhưng sự quan tâm từ nhà đầu tư vẫn duy trì mạnh mẽ do Việt Nam được coi là cường quốc công nghiệp mới ở khu vực. Đây là tín hiệu hỗ trợ cả cung và cầu bất động công nghiệp Việt Nam nói chung, chứ không riêng miền Bắc.
JLL Việt Nam cho rằng, quỹ đất hiện hữu ở phía Bắc vẫn đủ để đáp ứng làn sóng đầu tư sắp tới, trong đó dẫn đầu là Hải Phòng và Bắc Ninh. Còn theo bà Vân Anh, nguồn cung đất công nghiệp ở phía Bắc sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2021, đến từ cả các khu công nghiệp cho thuê đất và hạ tầng, cũng như từ các đơn vị cho thuê kho và nhà xưởng xây sẵn.
Ngoài các dự án khu công nghiệp vừa chào thuê tại Hải Phòng, Quảng Ninh, thị trường sẽ có dự án mới tại các khu vực trọng điểm như Bắc Ninh, Hải Dương và Bắc Giang. Nguồn cung kho, xưởng xây sẵn dự kiến tăng 15-20% trong năm tới, ở các vị trí gần thành phố hoặc nhà máy sản xuất lớn.
Nguồn: baodautu.vn
Công ty TNHH GMG Việt Nam (GMG Việt Nam., LTD) tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi đã thực hiện thành công hàng trăm dự án, nôi bật như: Dự án công ty TNHH Wistron Infocomm (Việt Nam) , dự án công ty TNHH Qisda Việt Nam, Dự án Luxshare, Jochu Việt Nam; Syncmold Vietnam; Dự án Công Ty TNHH Hotron Precision Electronic Industrial Việt Nam; Dự án Công Ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thuyên Việt Nam; Dự án Công Ty TNHH Majestic Bridal Việt Nam; Dự án Loxson Viet Nam Co.,Ltd; Dự án TopG Viet Nam Corp.... Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ như Sàn giao dịch bất động sản, logistics, tuyển dụng nhân sự cao cấp, phổ thông, đào tạo ngoại ngữ.....
Tin nổi bật
06/01/2025
admin
06/01/2025
admin
10/12/2024
admin
06/12/2024
admin
Danh mục tin tức