TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược
10/12/2024
admin
Post by admin /10/12/2020
FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Vốn đầu tư doanh nghiệp FDI được hiểu như thế nào? Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có giống và khác nhau. Những đặc điểm của doanh nghiệp FDI, Điều kiện thành lập doanh nghiêp FDI là gì? Trình tự thủ tục để đầu vốn từ nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay đang tiến hành Công nghiệp hóa hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp ở trên thế giới. Với nguồn lực kinh tế, xã hội thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, với định hướng khuyến kích đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam để huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bước tiến vô cùng quan trọng. Dưới đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin chia sẻ các bạn tổng quan về "FDI là gì" để những đặc điểm, trình thư thủ tục để các bạn có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
FDI là gì? FDI trong tiếng Anh được viết tắt là của: Foreign Direct Investment.
FDI hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Chi tiết hơn về FDI, Tổ chức thương mại thế giới đưa ra khái niệm là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Như vậy, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.
>>> Theo quy định Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
>>> Theo Luật Đầu tư 2014 (hiện hành) không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3, Luật đầu tư 2014 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, theo quy định này thì đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tóm lại được hiểu là, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
Các loại hình doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Vốn FDI (Foreign Direct Investment) chính là nguồn tiền, tài sản được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bản chất là Vốn FDI ở trên, nó chính các nguồn lực như tài sản, tiền, ... được nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam (nước nhận đầu tư).
Trên đây, là sơ lược tóm tắt tổng mức đầu tư, vốn đăng ký, vốn điều chỉnh, vốn cấp dự án mới của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Viêt Nam trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2020.
Như các đặc điểm chung về doanh nghiệp FDI nói chung, thì doanh nghiệp, công ty FDI Việt Nam cũng sẽ tương tự như các đặc điểm của công ty FDI nói chúng. Tuy nhiên, đối với các Công ty FDI Việt Nam có một số đặc điểm khác như:
Hiện nay, ở Việt Nam có phép thành lập các loại hình doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì điều kiện, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI sẽ khác nhau.
Để có thể phân loại doanh nghiệp, Công ty FDI có rất nhiều tiêu chí khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này. Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL chia sẻ các bạn ba cách phân loại Công ty FDI như: Theo bản chất đầu tư, theo tính chất dòng vốn, theo động cơ, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài. Các bạn xem cách thức phân loại công ty FDI dưới đây nhé.
(*) Đầu tư phương tiện hoạt động
(*) Mua lại và sáp nhập
(*) Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
(*) Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận chưa phân phối thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ dùng để đầu tư thêm mở rộng quy mô, nghành nghề kinh doanh.\
(*) Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ, bù trự công nợ nội bộ
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ, bù trự công nợ nội bộ được hiểu là giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. Sau đó bù trừ công nợ (Vay, phải thu, phải trả,...) để chuyển thành phần vốn góp mở rộng quy mô, nghành nghề kinh doanh của DN.
(*) Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
(*) Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào KD thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lý v.v...
(*) Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
5.1.1. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ một số trường hợp sau đây:
5.1.2. Về hình thức đầu tư nước ngoài
Khi đầu tư vào Việt Nam có thể thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm:
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
>>> Mỗi hình thức sẽ có những yêu cầu riêng.
Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Nhiều ngành nghề kinh doanh khi lựa chọn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đó. Ví dụ lĩnh vực quảng cáo:
Theo biểu cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ.
Điều 40 Luật quảng cáo 2012, luật hóa cam kết này: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.”
Căn cứ vào các quy định này, nhà đầu tư nước ngoài không được tự do đầu tư kinh doanh lĩnh vực quảng cáo mà chỉ được đầu tư theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quảng cáo.
Để thành lập doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau như: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Dưới đâu mình đưa ra một vài hướng thực hiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Thành lập công ty FDI bằng hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam.
Tích cực
+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ và phong phú;
+ Giá thành, chi phí lao động rẻ;
+ Thị trường tiêu thụ lớn… để đem lại những nguồn lợi nhuận khổng lồ;
Hạn chế
Tích cực
Hạn chế
Tin nổi bật
10/12/2024
admin
06/12/2024
admin
06/07/2024
admin
Danh mục tin tức