Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch

Post by admin /17/05/2022

Ngày 10/5, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) và một số đơn vị phối hợp tổ chức Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại Điện tử Việt Nam 2022 (VOBF) tại TP.HCM với chủ đề “Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch”.

Thống kê ở lĩnh vực thương mại điện tử, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên toàn cầu đến từ thương mại điện tử. Tác động của đại dịch Covid-19 thúc đẩy đà tăng trưởng thương mại điện tử ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

 

Trong quý 1/2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khả quan và dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới. Việt Nam đã và đang có những tính hiệu phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm... nên cho phép kỳ vọng sẽ kéo theo chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh mẽ.

Bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Thương mại Lazada Việt Nam cho biết, thương mại điện tử là một trong những kênh có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển hoạt động sản xuất, vận hành theo nền tảng hiện nay. Sự phát triển này đã có từ lâu ở Việt Nam chứ không phải trong đợt đại dịch gần đây.

Nhưng không thể phủ nhận rằng sự đầu tư mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch đã tạo động lực mạnh mẽ mới cho sự phát triển của thương mại điện tử.

Theo báo cáo này, một số ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng là những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Và mức giá trên sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2022, phân khúc giá 200.000 - 5000.000 đồng dễ "chốt đơn" nhất trên tất cả sàn thương mại điện tử. Những sản phẩm có giá trị cao, cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm tại hệ thống cửa hàng, showroom uy tín...

Nguồn: Tổng hợp