TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược
10/12/2024
admin
Post by admin /23/01/2021
Kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định tại Nghị định này bao gồm các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
b) Vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu;
d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo; phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
Nghị định dành 8 điều quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 1.000.000 đồng (không tuân thủ trình tự, thủ tục lập và thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn...). Mức phạt tiền cao nhất đối với loại hành vi này là 30.000.000 đồng (triển khai chương trình, dự án không đúng các nội dung trong quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt Văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật).
Các biện pháp khắc phục hậu quả áp đụng đối với loại hành vi này là buộc thu hồi về ngân sách Nhà nước số vốn đầu tư công đối với hành vi vi phạm; buộc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác cho các bên hợp đồng, tư vấn lập và thực hiện chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm; buộc phải tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm…
Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài được quy định từ Điều 13 đến Điều 17. Mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 1.000.000 đồng (Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư; chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành..). Mức phạt tiền cao nhất đối với loại hành vi này là 80.000.000 đồng (triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư).
Các biện pháp khắc phục hậu quả áp đụng đối với loại hành vi này là buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; buộc thực hiện báo cáo đầu tư, thủ tục đầu tư…
Trong lĩnh vực quản lý đấu thầu, mức phạt tiền thấp nhất là 500.000 đồng (đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư muộn hơn so với quy định nhưng trước thời điểm thông báo mời thầu, gửi thư mời thầu gói thầu, dự án thực hiện đầu tiên của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư); cao nhất là 40 triệu đồng (cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu dẫn đến làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu).
Trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, các hành vi sau được coi là hành vi vi phạm hành chính:
- Vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.
- Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày bị phạt từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
- Vi phạm quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước:
Hành vi này có mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bổ sung hoặc sửa đổi nội dung thông tin công bố, buộc báo cáo, thông báo hoặc công khai thông tin, buộc thực hiện công bố thông tin.
- Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp: mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp; buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể; buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp; buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn…
- Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp
- Vi phạm quy định về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
- Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
- Vi phạm quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam;
b) Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam;
c) Ủy quyền cho người không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền.
- Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
- Vi phạm quy định về Ban kiểm soát
- Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp
- Vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Vi phạm quy định về doanh nghiệp tư nhân
- Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con: Loại hành vi vi phạm này có mức phạt tiền từ 15 triệu đồng (Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ; các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp…) đến 20 triệu đồng (sử dụng ít hơn 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký; sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động). Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác, buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.
- Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp xã hội
- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh: hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đồng thời buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Vi phạm về việc tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh,
- Vi phạm quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
- Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Vi phạm các quy định về vốn góp và đăng ký vốn góp đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Vi phạm các quy định về thay đổi nội dung đăng ký, cung cấp thông tin của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Vi phạm các quy định về tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Vi phạm các quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Nghị định số 50/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Chương III của Nghị định quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu.
Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu.
Nghị định này thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và đã có quyết định hoặc kết quả xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền thì áp dụng Nghị định số 155/2013/NĐ-CP để xử lý. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
Theo Phong Lâm/business.gov.vn
Tin nổi bật
10/12/2024
admin
06/12/2024
admin
06/07/2024
admin
Danh mục tin tức