TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược
10/12/2024
admin
Post by admin /26/08/2021
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/8, tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,5 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 55,6 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 156,8 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm 73,8%.
Trong 8 tháng năm 2021, cả nước có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%.
Tổng cục Thống kê cho biết, về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 2,29 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 189,28 tỷ USD, tăng 22,5%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9% và nhóm hàng thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%; thị trường EU đạt 26 tỷ USD, tăng 14,5%; thị trường ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%; Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, tháng 8/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 216 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 76 tỷ USD, tăng 29,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140 tỷ USD, tăng 36,4%.
Trong 8 tháng năm 2021, cả nước có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 204 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 96 tỷ USD, tăng 27%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 107 tỷ USD, tăng 41%; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 24%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 72,5 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 34,6 tỷ USD, tăng 20,5%; thị trường ASEAN đạt 28,2 tỷ USD, tăng 47,4%; Nhật Bản đạt 14,5 tỷ USD, tăng 13,7%; thị trường EU đạt 11 tỷ USD, tăng 17,1%; Hoa Kỳ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Tổng cục Thống kê cho biết, cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2021 ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD; trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD. Trong 8 tháng, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,65 tỷ USD.
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch COVID-19. Đồng thời, Bộ tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường, rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.
Đặc biệt đối với những mặt hàng nông sản, trung tuần tháng 8/2021, thanh long nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác của Việt Nam nói chung cơ bản không thể xuất khẩu đi Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới với tỉnh Vân Nam.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Công thư của Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ, trước tình hình dịch COVID-19 với biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới tiếp tục được đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng chống dịch, không làm phát sinh bất cứ ca lây nhiễm nào qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc…
Theo: https://baotintuc.vn/
Tin nổi bật
10/12/2024
admin
06/12/2024
admin
06/07/2024
admin
Danh mục tin tức