TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược
10/12/2024
admin
Post by admin /06/04/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 7-8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 50% GDP.
Trong thời kỳ 2030-2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 60% GDP.
Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ
Định hướng chung của Chiến lược là đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ứng dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, logistics, thương mại, du lịch...; duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP.
Đề án đưa ra định hướng là tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như: phân phối, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế...
Đồng thời, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế.
Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên bố trí cho việc phát triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ tầng quan trọng như giao thông, cảng hàng không, cảng biển, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng.
Mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ; khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai.
Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ
Chiến lược cũng đề ra định hướng phát triển khu vực dịch vụ theo vùng lãnh thổ. Cụ thể, với vùng đồng bằng, tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ ưu tiên và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.
Hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ...
Tăng cường tính kết nối của các trung tâm dịch vụ lớn và trung tâm dịch vụ trên các tuyến hành lang kinh tế khu vực như: Hành lang mới về thương mại đường bộ, đường biển quốc tế (từ thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc tới Singapore; hành lang kinh tế Đông-Tây, hành lang kinh tế phía Nam...).
Vùng trung du miền núi phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy giá trị các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử, đặc thù văn hóa các dân tộc của vùng.
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở các địa điểm có điều kiện khí hậu phù hợp. Chú trọng phát triển hạ tầng, khai thác các lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển các ngành dịch vụ phân phối, du lịch.
Vùng biển, ven biển và hải đảo phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có tiềm năng, lợi thế và giá trị gia tăng cao gắn với vị trí địa lý như du lịch, vận tải biển, logistics, dịch vụ liên quan đến khai thác dầu khí, dịch vụ hậu cần nghề cá.
Phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các cảng biển, hệ thống giao thông kết nối cảng biển, các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực.
Hình thành các trung tâm logistics lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.
Gắn phát triển ngành dịch vụ ở vùng biển, ven biển và hải đảo với bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ nghề cá và phát triển hạ tầng dịch vụ cho các đảo, nhất là các đảo có vị trí quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng./.
Tin nổi bật
10/12/2024
admin
06/12/2024
admin
06/07/2024
admin
Danh mục tin tức