Chuyên mục tư vấn
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục kế hoạch, nguồn vốn, mục tiêu, chiến lược là yếu tố quan trong quyết định đến sự thành công của công ty, doanh nghiêp. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam gồm có:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- Công ty TNHH một thành viên: loại hình công ty mà một tổ chức cá nhân đại diện vai trò là chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty.
Ưu điểm:
Toàn bộ quyền lực dồn vào chủ thể đại diện duy nhất giúp việc ra quyết định cũng như điều phối hoạt động nhanh gọn, đơn giản hóa được bộ máy cồng kềnh.
Nhược điểm:
Mọi quyết định đều được quyết định đơn phương, rủi do trong hoạt động, nghĩa vụ công ty, công ty TNHH một thành viên không có tư cách pháo nhân.
- Công ty TNHH nhiều thành viên: được thành lập dựa trên 2 tổ chức, cá nhân trở lên, các thành viên đều phải chịu trách nhiệm về hoạt động, nghĩa vụ của công ty. Số lượng thành viên trong công ty TNHH nhiều thành viên không vượt quá 50.
Ưu điểm:
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân về nghĩa vị cũng như hoạt động liên quan. Mọi hoạt động quản lý cũng như điều phối công việc không quá phức tạp.
Nhược điểm: Công ty không có quyền phát hành cổ phiếu, chịu sự quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
2. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số vốn điều lệ được cổ phần hóa, các cổ đông đóng góp cổ phần sẽ có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đối với số vốn đã cổ phẩn đó.
Ưu điểm:
Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân và có quyền phá hành chứng khoán, tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phẩn tương ứng của mình sau 3 năm tính từ ngày duyệt đơn thành lập công ty.
Công ty cổ phần thuận lợi trong việc kêu gọi, huy động góp vốn từ các nhà đầu tư hoặc chủ động trong việc huy động nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Mua bán, chuyển những cổ phần dễ dàng,những đối tượng thuộc diện không được thành lập công ty hoàn toàn có thể mua cổ phiếu dễ dàng mà không lo về điều kiện, thủ tục so với thành lập công ty
Nhược điểm:
Số lượng cổ đông của công ty cổ phần nhiều gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý cũng như thống nhất cách quyền, hoạt động liên quan.
Các hoạt động liên quan đến việc mua bán, trao đổi cổ phần đều bị đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán và mức thuế thu nhập cá nhân
3. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đại diện điều phối hoạt động và tự chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp đó.
Ưu điểm:
Quản lý, triển khai hoạt động dễ ràng là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này, hơn nữa doanh nghiệp cá nhân dễ dàng xây dựng thương hiệu, độ tin cậy trong mắt khách hàng.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi rủi ro cũng như tự mình chuẩn bị vốn, tài sản đảm bảo công ty hoạt động.
4. Công ty hợp danh
Công ty hợp doanh được thành lập từ 2 hay nhiều chủ sở hữu trở lên, Trong công ty hợp danh 2 chủ sở hữu phải thống nhất đăng ký 1 tên chung, ngoài các chủ sở hưu các thành viên khác đều có quyền góp vốn và chịu trách nhiệm trong số vốn đó.
Ưu điểm:
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân đại diện Pháp luật được quy định, dễ dàng xây dựng thương hiệu và độ tin tưởng với khách hàng hơn so với 1 chủ sở hữu.
Công ty hợp doanh dễ dàng điều chỉnh hoạt động do không có quá nhiều chủ sở hữu và dễ dàng kêu gọi đầu tư góp vốn dưới dạng các thành viên góp vốn.
Nhược điểm:
Do có nhiều chủ sở hữu nên công ty hợp danh khó khăn trong việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm, và chịu trách nhiệm như thế nào?
Thành viên góp vốn không có nhiều quyền trong việc quán lý và điều phối hoạt động của công ty nên việc đầu tư góp vốn có rủi do cao
Hiểu được bản chất, ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp rồi từ đó phân tích các đặc điểm chi tiết tổng hợp, so sánh và đưa ra loại hình doanh nghiệp phù hợp.