TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược
10/12/2024
admin
Post by admin /29/07/2024
“Điểm sáng” đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài đang tiếp tục “chảy” vào Việt Nam. Điều này được chứng minh bằng con số mà Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố. Theo đó, 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 10,76 tỷ USD, tăng 35,6%; vốn tăng thêm đạt gần 4,97 tỷ USD, tăng 19,4%; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 2,27 tỷ USD, giảm 45,2% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, ngoại trừ vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vẫn đang trong xu hướng giảm, thì cả vốn đăng ký mới và tăng thêm đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vốn giải ngân cũng rất tích cực, sau 7 tháng đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu hút đầu tư nước ngoài đang tiếp tục là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam.
Trong báo cáo vừa được công bố, Ngân hàng HSBC cũng chỉ ra rằng, bên cạnh lĩnh vực thương mại ngắn hạn bắt đầu cất cánh, triển vọng đầu tư nước ngoài dài hạn vẫn luôn “là một điểm sáng”. Chính vì những điểm sáng này, bao gồm cả sự phục hồi mạnh mẽ của khu vực sản xuất, HSBC đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5%.
Thậm chí, có cái nhìn khá lạc quan về kinh tế Việt Nam, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam “đã lâu chưa có cú hích mạnh mẽ nào” và “thời khắc được mong đợi” cũng đã tới.
Có lẽ, giờ cũng là thời khắc để Việt Nam vươn lên mạnh mẽ hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong một diễn đàn kinh tế gần đây đã nói về xu hướng sụt giảm của dòng đầu tư toàn cầu, đặc biệt là dòng đầu tư vào Trung Quốc.
“Vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã sụt giảm khoảng 150 tỷ USD/năm. Luồng vốn này đã chạy đi đâu?”, ông Hùng đặt câu hỏi và tự trả lời rằng: “Dòng vốn này đang chảy vào các nước xung quanh. Trong đó, Việt Nam vẫn là ‘điểm sáng’ khi thu hút đầu tư nước ngoài tốt trong bức tranh suy giảm tổng thể”.
Nhìn vào các số liệu mà Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, có thể thấy rõ điều này. Khi nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam, họ sẽ tiếp tục dốc vốn.
Bà Yun Liu, khi bình luận về kinh tế Việt Nam, cũng đã nhắc nhiều đến việc các khoản đầu tư từ Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc đang gây được sự chú ý. Đồng thời, dòng đầu tư từ các nước ASEAN cũng đang chảy vào, đặc biệt là từ Singapore.
Quả đúng là từ đầu năm tới nay, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. 7 tháng, các nhà đầu tư Singapore đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 6,5 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ trong tháng 7, các nhà đầu tư Singapore đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 1 tỷ USD, bởi 6 tháng, con số mới chỉ là gần 5,58 tỷ USD.
Vẫn cần có thêm nhiều cải cách
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục lên kế hoạch dốc vốn vào Việt Nam. Tập đoàn Chung Nam (Hồng Kông - Trung Quốc) là một ví dụ. Tập đoàn này vừa tới Nam Định để đề xuất kế hoạch đầu tư một nhà máy sản xuất cụm camera, mắt kính trước và sau của điện thoại tại địa phương này, với vốn đầu tư giai đoạn I khoảng 50 triệu USD.
Con số trước mắt có thể không lớn, nhưng với việc Chung Nam có dự định đầu tư vào Nam Định, thì có nghĩa, các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Huawei, CRE… đang có ý định mở rộng việc sản xuất các linh, phụ kiện tại Việt Nam. Chung Nam chính là đối tác sản xuất của các thương hiệu điện tử lớn này.
Trong khi đó, tại buổi tiếp của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây, ông Kitao Yoshihisa, Giám đốc điều hành Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) cho biết, NIDEC luôn coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu do tin tưởng vào tiềm năng, triển vọng phát triển của Việt Nam, cùng sự thấu hiểu, giúp đỡ tận tình của Chính phủ. NIDEC sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới tại Việt Nam, sau khi đã đầu tư trên 1 tỷ USD vào Việt Nam, kể từ năm 2017 tới nay.
Các xu hướng là tích cực. Tuy vậy, một điểm không thể không nhắc tới, đó là việc Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024 của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam bắt đầu giảm điểm. Theo báo cáo được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố hồi trung tuần tháng 7/2024, Chỉ số BCI đã giảm nhẹ từ 52,8 điểm trong quý I xuống 51,3 trong quý II/2024. Vì sự giảm điểm này, EuroCham cho rằng, Việt Nam cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh chính sách để duy trì đà tăng trưởng và thu hút đầu tư.
Theo đó, có 5 điểm quan trọng mà EuroCham cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải cách để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đó là hợp lý hóa các quy trình hành chính và thủ tục; tăng cường sự rõ ràng trong pháp luật để giảm bớt việc giải thích không chính xác; phát triển cơ sở hạ tầng cốt lõi, như đường, cảng, cầu...; đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực, giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài; đồng thời bảo đảm ổn định chính trị và an ninh.
“Tiềm năng kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”, ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham Việt Nam nói và khẳng định, bằng cách hợp tác để giải quyết các rào cản hành chính và quy định, môi trường kinh doanh hiệu quả và hấp dẫn hơn, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam sẽ được tạo ra.
Và chắc chắn, đấy chính là điểm khiến Việt Nam tiếp tục hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Khi dòng vốn ngoại đổ vào, nền kinh tế Việt Nam sẽ được “tăng lực” để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng.
Nguồn: báo Đầu tư
Tin nổi bật
10/12/2024
admin
06/12/2024
admin
06/07/2024
admin
Danh mục tin tức